• Email: iec@ieccorp.com.vn
  • Hotline: 0243 223 2276
  • Email: iec@ieccorp.com.vn
  • Hotline: 0243 223 2276

Bất động sản sẽ hết "nóng, lạnh" thất thường

Ngày đăng: 02-04-2018 - Lượt xem: 557

Đề án phát triển thị trường bất động sản với sự tham gia góp ý của nhiều chuyên gia và hiện đang xin ý kiến các bộ ngành, địa phương, tổ chức chính trị xã hội.

Mục tiêu là đánh giá đúng bản chất, làm rõ tình hình thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua và đề xuất được với Chính phủ các giải pháp để ổn định, thúc đẩy, điều tiết thị trường; đảm bảo sự lành mạnh, ổn định, hiệu quả, sử dụng tiết kiệm đất đai, tài nguyên; chủ động có giải pháp đối phó với tình trạng trầm lắng hoặc sốt nóng của thị trường.

Về giải pháp quản lý phải theo hướng thúc đẩy thị trường, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó phải có giải pháp dùng chính thị trường để điều tiết thị trường. Ví dụ như kiểm soát thuế, lãi suất, nguồn cung tín dụng; giải pháp về sử dụng đất. Về thuế sẽ đánh vào những người đầu cơ nhà đất, đánh vào căn nhà thứ hai. Đây là biện pháp điều tiết với những người thu nhập cao để nhà nước lấy nguồn đó một phần hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp.

Hiện nay trong tính thuế, tính giá trị quyền sử dụng đất, nếu không làm tốt sẽ dẫn đến tình trạng trục lợi, lợi ích nhóm. Đây là việc phải công khai, minh bạch.

Theo phản ánh của không ít nhà đầu tư, tình trạng “một cửa nhưng nhiều khóa” vẫn còn nhiều, nhất là khi triển khai dự án tại các địa phương. Bộ sẽ làm gì để hỗ trợ các nhà đầu tư?

Bộ Xây dựng đặc biệt quan tâm đến cải cách hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là về điều kiện kinh doanh, giấy phép. Trước đây trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có 17 ngành nghề khi đầu tư phải có điều kiện chứng chỉ về năng lực thì đến nay đã trình Thủ tướng bỏ điều kiện này đối với 7 nghề và với 10 nghề còn lại sẽ giảm từ 50-60% các “điều kiện con”. Bộ đã báo cáo Chính phủ và nếu Thủ tướng đồng ý thì Bộ sẽ phối hợp triển khai ngay trong năm 2018 như đề xuất sửa đổi các quy định trong luật và nghị định liên quan. Đây thực sự là cuộc cách mạng, cuộc đấu tranh nội bộ để cùng xây dựng Chính phủ kiến tạo.

Ngoài ra, Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi quy định trong đầu tư, kinh doanh. Trong đó có nhiều điều kiện liên quan đến đầu tư bất động sản. Luật Đất đai cũng đang được nghiên cứu sửa đổi để tăng khả năng tiếp cận đất đai của nhà đầu tư.

Gần đây nhiều chủ đầu tư vi phạm pháp luật và thường phát hiện vi phạm khi “việc đã rồi”. Bộ sẽ làm gì để quản lý tốt hơn lĩnh vực này?

Tinh thần chung trong quản lý các ngành đó là hậu kiểm nhưng cũng chính vì thực trạng như vậy nên vừa qua Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng, riêng với ngành xây dựng thì phải vừa hậu kiểm, vừa phải vừa tiền kiểm bởi vì liên quan đến công trình dự án, đến quyền lợi rất lớn của người dân. Với các dự án xây dựng mà chỉ hậu kiểm thôi thì sẽ rơi vào tình trạng chỉ đi xử lý sự cố đã diễn ra, rất phức tạp. Về quy định các bộ ngành phải sửa đổi, trách nhiệm của địa phương phải nâng cao đối với từng công trình, dự án; phải chủ động phát hiện xử lý, kiểm tra giám sát các nhà đầu tư.
Theo Tienphong.vn


Các bài viết khác